Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ

5.0/5 (1 votes)
- 17

Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ là vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất. Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp nắm giữ nhiệm vụ là quản lý nguồn nguyên vật liệu, xử lý các vấn đề về nguyên vật liệu.

Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ

Hãy cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu rõ hơn về công việc kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về kế toán nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ

Kế toán được chia thành khá nhiều loại như kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán tiền lương, kế toán bán hàng, kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ,… Tùy từng vị trí kế toán mà có vai trò, công việc cụ thể theo lĩnh vực của mình. Trước khi tìm hiểu kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ là gì, chúng hãy hãy cùng tìm hiểu nguyên vật liệu là gì để có cái nhìn tổng quan nhất nhé!


1.1 Nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ là gì?

Vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những đối tượng kế toán, các loại tài sản cần phải tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả hiện vật, không chỉ theo từng kho mà phải chi tiết theo từng loại, nhóm, … và phải được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho.

- Nguyên vật liệu: được coi là “đối tượng lao động” do doanh nghiệp thu mua, dự trữ nhằm phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh và tạo ra sản phẩm. 

Nguyên vật liệu mang những đặc điểm như sẽ thay đổi về hình thái, không giữ được hiện trạng ban đầu khi đưa vào sản xuất. Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất (một chu kỳ sản xuất kinh doanh). Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành.

- Công cụ dụng cụ: Trong quá trình sản xuất, nếu không có công cụ, dụng cụ thì không thể tác động, biến đổi nguyên vật liệu. Công cụ dụng cụ chính là máy móc, thiết bị,… Dụng cụ cũng là một trong ba yếu tố tham gia quá trình sản xuất, cấu thành sản phẩm.

1.2 Kế toán nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ là gì?

Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp và vị trí kế toán thực hiện việc quản lý nguyên vật liệu hiệu quả. Kế toán nguyên vật liệu chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ, nhập và xuất nguyên vật liệu.

Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, kế toán NVL phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn, am hiểu sâu rộng về những nghiệp vụ kế toán mà mình sẽ phụ trách. Họ cũng cần thành thạo các kỹ năng kiểm kê, đánh giá hàng hóa.

1.3 Vai trò của kế toán nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ

Xuất phát từ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cũng như vai trò vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu đóng góp một vai trò không nhỏ đối với DN.

  • Ghi chép đầy đủ tình hình mua vào, nhập dự trữ nguyên vật liệu. 
  • Đánh giá số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu có đảm bảo yêu cầu hay không. 
  • Đề ra phương án điều chỉnh số lượng, giá cả cho phù hợp với kế hoạch sản xuất sản phẩm.
  • Kế toán nguyên vật liệu còn giúp cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sử dụng, số lượng và chất lượng nguyên vật liệu, giúp người lãnh đạo nắm bắt chính xác tình hình nhằm đưa ra những biện pháp điều chỉnh thiết thực.

2. Công việc của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Nhìn chung công việc của kế toán là ghi chép lại các thông tin, số liệu quan trọng phục vụ cho kế hoạch hạch toán, kiểm kê tài chính. Công việc của kế toán nguyên vật liệu cũng không ngoài những vấn đề này.


2.1  Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu – công cụ, dụng cụ

Kế toán công cụ dụng cụ cũng là một phần của kế toán tài chính, quản lý kinh tế doanh nghiệp. Công việc thường xuyên của kế toán NVL, dụng cụ như sau:

  • Ghi chép và phản ánh đầy đủ, kịp thời số lượng, chất lượng, giá thành của nguyên vật liệu mua vào, dữ trữ để báo cáo kế toán trưởng phục vụ cho yêu cầu báo cáo tài chính.
  • Tổ chức thống nhất chứng từ, tài khoản kế toán tổng hợp, ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời về số lượng, chất lượng, giá trị thực tế nhập-xuất-tồn và quá trình sử dụng tiêu hao cho sản xuất của nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
  • Tổ chức kiểm tra, phân loại, đánh giá nguyên vật liệu, dụng cụ có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, nguyên tắc quản lý, tổ chức của nhà nước và quản trị doanh nghiệp hay không.
  • Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ, nguyên liệu của bộ phận sản xuất xem có thừa hay thiếu không. Nếu thiếu thì bổ sung kịp thời, nếu thừa thì tìm phương án thanh lý, không để tồn kho nhiều sẽ ảnh hưởng chất lượng và giá thành của nguyên vật liệu.
  • Số lượng nguyên vật liệu thừa hay thiếu cũng phải ghi chép lại để hạch toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.

2.2 Quy trình ghi sổ kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ

Để hạch toán chi tiết các nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp các kế toán thường áp dụng 3 phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là: thẻ song song, đối chiếu luân chuyển và số dư. 

a) Phương pháp ghi thẻ song song 

Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi Thẻ kho. Kế toán NVL nhập, xuất NVL để ghi số lượng và tính giá tiền nguyên vật liệu nhập, xuất vào “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu”. 

Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu” với Thẻ kho tương ứng do thủ kho mang đến, cùng lúc đó từ “Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu”, kế toán lấy số liệu ghi vào “Bảng tổng hợp xuất – nhập tồn vật liệu” theo từng danh điểm, từng loại nguyên vật liệu để so sánh với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu.

b) Phương pháp đối chiếu luân chuyển

Với phương pháp đối chiếu luân chuyển này kế toán chỉ mở “Sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu” theo từng kho, đến cuối kỳ dựa trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng danh điểm nguyên vật liệu và theo từng kho, kế toán lập “Bảng kế nhập vật liệu”, và dựa vào các bảng kê đã lập để ghi vào “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”. 

Khi nhận được thẻ kho, kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu”, đồng thời từ  “Sổ luân chuyển nguyên vật liệu” để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu.

c) Phương pháp số dư

Thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phương pháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi số lượng nguyên vật liệu tồn kho từ “Thẻ kho”vào “Sổ số dư”

- Kế toán sẽ căn cứ vào số lượng nhập, xuất của từng nguyên vật liệu đã được tổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất mà họ nhận được từ thủ kho khi kiểm tra các kho theo định kỳ kiểm tra 3, 5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo “Phiếu giao nhận chứng từ”) và giá hạch toán để trị giá thành tiền nguyên vật liệu nhập xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào  “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” (bảng này được mở theo từng kho).

Kế toán sẽ tiến hành tính tiền trên “Sổ số dư” vào cuối mỗi kỳ do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng nguyên vật liệu được ghi trên “Sổ số dư” với tồn kho trên “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn”. Từ  “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” sẽ lập bảng tổng hợp nhập - xuất tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu.

2.3  Chứng từ kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ

  • Phiếu nhập kho.
  • Phiếu xuất kho.
  • Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ.
  • Biên bản kiểm kê NVL, CC – DC.
  • Bảng kê mua hàng.
  • Biên bản kiểm nghiệm NVL, CC – DC, sản phẩm hàng hoá.
  • Sổ kho (thẻ kho)
  • Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ.
  • Bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu, CC – DC, sản phẩm hàng hoá. 

2.4 Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu.

- Tài khoản 153: Công cụ – dụng cụ.

TK này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị của các loại nguyên vật liệu, công cụ – dụng cụ trong kho của đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Tài khoản 005: Dụng cụ lâu bền đang sử dụng

Công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng là những công cụ có giá trị tương đối lớn và thời gian sử dụng tương đối dài, yêu cầu phải được quản lý chặt chẽ kể từ khi xuất dùng đến khi báo hỏng.

- Tài khoản 643: Chi phí trả trước

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng không tính vào chi phí hoạt động và chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ trong kỳ này mà phải tính vào chi phí của 2 hay các kỳ kế toán tiếp theo.

3. Công ty tư vấn thuế kế toán Tân Thành Thịnh

Thành Thành Thịnh cung cấp dịch vụ kế toán tại TPHCM, các doanh nghiệp mới thành lập chưa có đội ngũ kế toán quản lý nguồn nguyên vật liệu một cách hiệu quả hãy liên hệ với Tân Thành Thịnh: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888 


Tân Thành Thịnh là công ty với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ kế toán, thuế.  Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ giúp DN quản lý hồ sơ, chứng từ và nguồn nguyên liệu một cách tốt nhất, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Cam kết từ Tân Thành Thịnh

  • Dịch vụ chuyên nghiệp, kế toán có trình độ chuyên môn cao
  • Chi phí cạnh tranh, không phát sinh
  • Chi phí trao đổi từ ban đầu để khách hàng có thể nắm rõ.
  • Quản lý tốt nguồn nguyên vật liệu của công ty

Trên đây là những nội dung xoay quanh vấn đề kế toán nguyên vật liệu, mọi nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được giải đáp.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Thuế TNCN. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có những thông tin hữu ích.

>> Các bạn xem thêm kế toán thuế là gì

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com