Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Đối tượng chịu thuế gtgt

5.0/5 (1 votes)
- 5

Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh, pháp luật sẽ quy định các mức thuế suất gtgt khác nhau. Vậy đối tượng chịu thuế gtgt là ai? Có các đối tượng chịu thuế gtgt nào? Đối tượng chịu thuế gtgt 0%, 5%, 10% là những ai? Cùng Tân Thành Thịnh giải đáp chi tiết những câu hỏi trên tại bài viết này nhé.

Đối tượng chịu thuế gtgt

1. Đối tượng chịu thuế là gì?

Thuế gtgt đầu vào là số thuế được ghi trên hóa đơn đầu vào (liên đỏ) khi doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, mua hàng hóa, dịch vụ. Mức thuế suất đầu vào là 0%, 5% hoặc 10% tùy thuộc vào từng mặt hàng, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.


Đối tượng chịu thuế là các tổ chức, cá nhân thực tế phải nộp thuế cho Nhà nước khi có thu nhập chịu thuế hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế mà làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế theo quy định.

2. Các đối tượng chịu thuế gtgt

Có 3 nhóm đối tượng chịu thuế hiện nay là: nhóm đối tượng chịu thuế gtgt 10%, nhóm đối tượng chịu thuế gtgt 5%, nhóm đối tượng chịu thuế gtgt 0%. Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết từng nhóm đối tượng nhé.


2.1 Đối tượng chịu thuế gtgt 10%

Đối tượng chịu thuế suất GTGT 10% được quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013. Cụ thể gồm:

  • Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

+ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Đối tượng không chịu thuế GTGT”

=> Quy định này được sửa đổi bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC.

+ Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Thuế suất 0%”

=> Được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC.

+ Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Thuế suất GTGT 5%”

 => Hiện nay đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC

  • Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

2.2 Đối tượng chịu thuế gtgt 5%

Các hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất GTGT 5% được quy định tại Điều 10 thông tư 219/2014/TT-BTC ( được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC). Trong đó, các đối tượng chịu thuế suất GTGT 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, cụ thể:

  • Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác.
  • Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
  • Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng là đối tượng không chịu thuế).
  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản ở khâu kinh doanh thương mại. Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.
  • Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.
  • Thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm là đối tượng không chịu thuế.
  • Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%.
  • Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.
  • Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.
  • Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây, trúc, chít, nứa, luồng, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói; chổi chít, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá; đũa tre, đũa luồng; bông sơ chế; giấy in báo.
  • Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế. 
  • Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc (trừ thực phẩm chức năng); vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.
  • Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học.
  • Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim. Trong đó:
  • Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu như: bán hàng hóa, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm.
  • Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, ...có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm là đối tượng không chịu thuế GTGT.
  • Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT.
  • Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet.
  • Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định.

Lưu ý: Mức thuế suất 5% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

2.3 Đối tượng chịu thuế gtgt 0%

Đối tượng chịu thuế suất 0% quy định  tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, cụ thể:

a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu.
  • Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, hàng bán cho cửa hàng miễn thuế.
  • Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam.
  • Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam.

Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định:

  • Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.
  • Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định.
  • Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm:

Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam. Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Trong đó:

  • Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.
  • Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Trường hợp hoạt động cung cấp diễn ra cả trong và ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam (trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng).
  • Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.

Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam.

c) Vận tải quốc tế bao gồm:

  • Vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.
  • Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải áp dụng thuế suất 0% cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:

>> Các dịch vụ của ngành hàng không:

  • Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay.
  • Soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa.
  • Dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay.
  • Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).

>> Các dịch vụ của ngành hàng hải: 

  • Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải
  • Cứu hộ hàng hải
  • Cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng
  • Vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm

>> Các hàng hóa, dịch vụ khác:

  • Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu (trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định)
  • Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

>> Lưu ý, không áp dụng mức thuế suất 0% đối với:

  • Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
  • Chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài.
  • Dịch vụ tài chính phái sinh.
  • Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
  • Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư này.
  • Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
  • Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa.
  • Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
  • Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan)
  • Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:

+/ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành.

+/ Dịch vụ thanh toán qua mạng.

+/ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

>> Các bạn xem thêm thuế gtgt là gì

3. Các đối tượng không chịu thuế gtgt

Căn cứ Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định chi tiết 26 nhóm đối tượng hiện không phải chịu thuế GTGT gồm:


  • Sản phẩm trồng trọt (kể cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Theo Khoản 1, Điều 1,  Thông tư 26/2015/TT-BTC, sửa đổi Khoản 1, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
  • Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.
  • Dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
  • Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là NaCl.
  • Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
  • Chuyển quyền sử dụng đất.
  • Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.
  • Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Khoản 3, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung cho Khoản 8 vào Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
  • Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (theo quy định của Bộ Y tế). Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung cho Khoản 9, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
  • Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chỉ tính chiều đến).
  • Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả.
  • Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
  • Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
  • Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
  • Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền.
  • Vận chuyển hành khách công cộng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông. Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung cho Khoản 16, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
  • Hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu.
  • Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
  • Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
  • Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
  • Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản. Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung cho Khoản 23, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
  • Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.
  • Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
  • Các hàng hóa quy định tại Khoản 26, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
  • Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ; thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác; tàu đánh bắt xa bờ; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Theo Khoản 2, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC, bổ sung Khoản 3a vào Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

4. Công ty tư vấn kế toán thuế Tân Thành Thịnh

Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói tại TPHCM uy tín và chất lượnG. Tân Thành Thịnh đã và đang được hơn 20.000 khách hàng có quy mô lớn nhỏ khác nhau tin tưởng lựa chọn để hỗ trợ các vấn đề pháp lý, kê khai thuế, hồ sơ, sổ sách kế toán, báo cáo thuế…. để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với nhà nước.


Đến với Tân Thành Thịnh, bạn sẽ hoàn toàn an tâm và tin tưởng bởi đội ngũ chuyên viên kế toán của chúng tôi được tuyển chọn đầu đầu vào với những tiêu chuẩn cao, họ luôn có năng lực chuyên môn vững, dày dạn kinh nghiệm trong việc xử lý mọi vấn đề liên quan đế thuế, chứng từ, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Hơn thế, Tân Thành Thịnh là đại lý thuế trực tiếp của Tổng Cục Thuế tphcm, chúng tôi cam kết bảo mật mọi thông tin khách hàng và chịu trách nhiệm trực tiếp với các cơ quan ban ngành về những hồ sơ, chứng từ. Giúp công ty hạn chế được các rủi ro và an tâm hoạt động kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ về mọi thủ tục liên quan đến kê khai thuế, nộp thuế và các vấn đề liên quan thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn nhanh nhất nhé.

4.1 Quy trình kê khai thuế tại Tân Thành Thịnh

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
  • Bước 2: Tư vấn và đề xuất giải pháp.
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện kê khai thuế.
  • Bước 4: Hoàn thành kê khai và giải  đáp những thắc mắc liên quan, những vấn đề phát sinh.

Thông thường việc kê khai thuế được Tân Thành Thịnh hỗ trợ trọn gói miễn phí trong gói dịch vụ thành lập công ty hoặc riêng lẻ theo từng nhu cầu của khách hàng. 

Tùy vào mỗi nhu cầu quy trình kê khai thuế sẽ được hỗ trợ linh hoạt, đảm bảo mang lại những lợi ích tốt nhất cho công ty, cho khách hàng cụ thể.

4.2 Cam kết lợi ích khách hàng nhận được

  • Hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp
  • Thời gian nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan ban ngành trong việc kê khai thuế.
  • Chi phí cố định, không phát sinh.

Trên đây là những thông tin bài viết về đối tượng chịu thuế, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giá trị. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này hoặc các vấn đề khác liên quan đến kế toán, thuế, thành lập doanh nghiệp hay các vấn đề pháp lý thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc đồng hành hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

>> Các bạn xem thêm Công ty mới thành lập kế toàn cần làm những gì

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com