Trang chủ

Giới thiệu

Kế toán

Dịch vụ tư vấn kế toán

Thành lập công ty

Thay đổi giấy phép KD

Giải thể công ty

Liên hệ

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo thông tư 200

5.0/5 (1 votes)
- 11

Kế toán tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy động lực lao động cho nhân viên, người lao động trong mỗi doanh nghiệp. Vậy kế toán tiền lương làm những công việc gì? Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương như thế nào? Các khoản trích theo lương là gì? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo thông tư 200

1. Kế toán tiền lương là gì?

Kế toán tiền lương là vị trí kế toán chuyên chịu trách nhiệm tính bảng lương, thang tính lương, thanh toán và hạch toán tiền lương cho cán bộ, công nhân viên của mỗi doanh nghiệp.


Mỗi doanh nghiệp có một cách tính lương và chấm công khác nhau. Kế toán tiền lương thường dựa vào những yếu tố bảng cấm công, chấm tăng ca, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán, bảng chi tiết phụ cấp, bảo hiểm xã hội…thực hiện công việc của mình.

Bên cạnh việc tính lương hợp lý và chính xác, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, kế toán tiền lương còn phải đảm bảo cân bằng chi phí cho doanh nghiệp.

1.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương

Một kế toán tiền lương thường thực hiện những nhiệm vụ công việc chính sau đây:

  • Quản lý, theo dõi việc chấm công của người lao động.
  • Quản lý việc tạm ứng lương cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
  • Tính lương và các khoản trích theo lương theo quy định.
  • Hạch toán lương và cân bằng chi phí cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện những công việc khác như: báo cáo thuế thu nhập cá nhân, làm bảo hiểm xã hội, báo cáo định kỳ tiền lương...

1.2 Các chứng từ kế toán tiền lương cần sử dụng

  • Bảng chấm công, bảng chấm tăng ca
  • Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành
  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng khoán
  • Bảng thanh toán lương
  • Bảng thanh toán tiền thưởng
  • Bảng quy chế tiền lương

1.3 Các nghiệp vụ kế toán tiền lương

Có 3 nghiệp vụ kế toán tiền lương chính là:

  • Nghiệp vụ chấm công, tính lương
  • Nghiệp vụ hạch toán bảng lương cuối tháng
  • Nghiệp vụ khác phát sinh đến kế toán tiền lương: tạm ứng, nộp tiền bảo hiểm, nộp thuế TNCN,

1.4 Công việc của kế toán tiền lương cụ thể

Đúng như tên gọi, mọi công việc của kế toán tiền lương đều xoay quanh việc tính lương và hạc toánh chi phí tiền lương, nhiệm vụ kế toán tiền lương cực kỳ quan trọng, vừa đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên, vừa phải cân bằng chi phí doanh nghiệp. Sau đây là những công việc của một kế toán tiền lương cần thực hiện:

a) Các công việc chính và thường xuyên

  • Thực hiện công việc ghi chép, tổng hợp và phản ánh kịp thời, đầy đủ các số liệu về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian kết quả lao động để làm căn cứ tính lương cho doanh nghiệp.
  • Tính lương và các khoản trích theo lương như chế độ bảo hiểm, kinh phí công đoàn,... các khoản phụ cấp phải trả cho người đảm bảo tính đúng theo quy định pháp luật.
  • Phân bổ kịp thời và chính xác chi phí, chính sách lương cho từng đối tượng lao động theo đúng năng lực và hiệu quả công việc mang lại của các phòng ban đã duyệt trước đó.
  • Thực hiện hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các nhân viên hạch toán kế toán tại các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban có liên quan về tình hình chấp hành các chính sách về chế độ tiền lương lao động, chế độ bảo hiểm, kinh phí công đoàn và các khoản phí có liên quan khác theo quy định.
  • Chịu trách nhiệm với quỹ lương của công ty. Báo cáo kịp thời cho cấp trên để có hướng giải quyết khi gặp sự cố.
  • Quản lý, theo dõi tình hình trả - tạm ứng tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động theo đúng quy định, tiến độ để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người lao động.
  • Cân bằng chi phí, đề xuất biện pháp tiết kiệm quỹ lương, tổng hợp các số liệu cung cấp cho kế toán tổng hợp và các bộ phận quản lý khác.
  • Lập các báo cáo về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương theo định kỳ.

b) Thực hiện quản lý việc tạm ứng lương

  • Quản lý các đợt tạm ứng lương trong tháng theo quy định của doanh nghiệp.
  • Tính tạm ứng lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên ông ty hoặc cho một nhóm nhân viên hoặc chỉ một nhân viên tùy theo yêu cầu và chính sách.
  • Xây dựng mức tạm ứng linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho người lao động.

c) Thực hiện quản lý kỳ lương chính

  • Xây dựng quy định, kỳ tính lương chính cho công ty, có những quy định cụ thể về các loại lương, cách tính giờ làm, ngày bắt đầu và kết thúc kỳ lương, trị giá cơ bản để tính … để mỗi cán bộ nhân viên đều được nắm rõ và biết được quyền lợi của mình để toàn tâm cống hiến cho doanh nghiệp.
  • Tính các khoản thu nhập / giảm trừ lương cuối kỳ để áp dụng cho một nhóm nhân viên hoặc cho một nhân viên cụ thể.
  • Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và dữ liệu chấm công theo quy định.
  • Tính toán bảng lương thực lãnh cuối cùng cho mỗi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mỗi tháng.
  • Tính các chỉ tiêu nghĩa vụ đối với nhà nước theo lương như thuế TNCN, BHXH-YT đầy đủ và chính xác.
  • Quản lý và theo dõi các khoản quỹ của nhân viên, tự động trừ lương vào quỹ, theo dõi chi tiêu quỹ.
  • Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm.
  • Lập phiếu lương và phát lương cho mỗi nhân viên theo định kỳ.

d) Lập các báo cáo định kỳ

  • Lập báo cáo bảng tạm ứng lương công ty.
  • Lập phiếu tạm ứng lương nhân viên.
  • Thực hiện tổng hợp và báo cáo bảng chấm công.
  • Làm báo cáo về bảng lương công ty.
  • Lập bảng kê chi tiết phụ cấp.
  • Lập bảng lương thanh toán qua Ngân hàng.
  • Lập báo cáo tổng hợp thu nhập của nhân viên.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
  • Lập báo cáo BHXH và các khoản giảm trừ lương nhân viên.

2. Các khoản trích theo lương là gì?

Các khoản trích theo lương là khoản trích từ lương và chi phí mà cả người lao động và người sử dụng lao động phải cùng thực hiện để đảm bảo quyền lợi, tính ổn định đời sống cho người lao động và duy trì và tuân thủ những quy định sử dụng người lao động của doanh nghiệp.


2.1 Các khoản trích tiền lương theo thông tư 200

Sau đây là các khoản trích tiền lương theo thông tư 200 gồm có 4 khoản trích theo lương hiện nay trong mỗi doanh nghiệp là:

  • Bảo hiểm xã hội (BHXH): Khoản tiền mà doanh nghiệp và người lao động đóng để bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong trường hợp mất sức lao động như ốm đau, tai nạn, thai sản.
  • Bảo hiểm y tế (BHYT): Khoản tiền mà cả người sử dụng lao động và người lao động chi trả cho cơ quan bảo hiểm để được hỗ trợ chi phí khám – chữa bệnh trong trường hợp ốm đau, bệnh tật.
  • Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Khoản tiền mà doanh nghiệp và người lao động đóng để được hỗ trợ về mặt tài chính tạm thời khi bị mất việc tuy nhiên cần phải đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật.
  • Kinh phí công đoàn (KPCĐ): khoản tiền mà chỉ doanh nghiệp đóng để thực hiện những chỉ tiêu cho hoạt động của tổ chức.

2.2 Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2020

Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017 thì tỷ lệ trích các khoản theo lương như sau:

a) Bảo hiểm xã hội (BHXH): 25,5%

  • Trích vào chi phí của DN: 17,5% ( 3% quỹ ốm đau và thai sản, 22% quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% quỹ bảo hiểm tai nhận)
  • Trích vào chi phí của NLĐ: 8%

b) Bảo hiểm y tế (BHYT): 4,5%

  • Trích vào chi phí của DN: 3%
  • Trích vào chi phí của NLĐ: 1,5%

c) Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): 2%

  • Trích vào chi phí của DN: 1%
  • Trích vào chi phí của NLĐ: 1%

d) Kinh phí công đoàn (KPCĐ): 2%

  • Trích vào chi phí của DN: 2%
  • Trích vào chi phí của NLĐ: 0%

Như vậy, các khoản trích doanh nghiệp phải đóng cho Cơ quan BHXH là 32% (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN). (Trong đó trích từ tiền lương của NLĐ là 10,5%). Phải đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện là 2% (KPCĐ) trên quỹ tiền lương hàng tháng của những người tham gia BHXH.

2.3 Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương

Có 3 hình thức ghi số kế toán tiền lương là: Hình thức sổ nhật ký chung, hình thức nhật ký sổ cái, hình thức chứng từ ghi sổ.

a) Hình thức ghi sổ nhật ký chung

 

b) Hình thức ghi nhật ký sổ cái

 

c) Hình thức chừng từ ghi sổ

 


3. Công ty tư vấn thuế kế toán Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh được thành lập vào năm 2003 cho đến nay đã hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ báo cáo thuế. Tân Thành Thịnh đã được sự tin tưởng và đồng hành của hơn 20.000 doanh nghiệp trong vấn đề pháp lý và mọi hồ sơ giấy tờ, kể cả những tình huống phát sinh.


Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh có kinh nghiệm năng lực chuyên môn cao, nhạy bén trong việc phân tích nghiệp vụ mọi ngành nghề, dễ dàng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công việc kế toán, sổ sách chứng từ một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp.

Đến với Tân Thành Thịnh bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về mặt giá cả, tất cả mọi dịch vụ đều không có chi phí phát sinh, tư vấn miễn phí, làm việc trách nhiệm và tận tâm với mong muốn giải quyết và đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

3.1 Các gói dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh

  • Dịch vụ làm sổ sách kế toán theo tháng: Dành cho các doanh nghiệp có lượng hóa đơn chứng từ nhiều, cần kiểm kê, tổng hợp và hạch toán liên tục để tránh sai xót. Ưu điểm: cập nhật sổ sách, chứng từ nhanh, đúng, kịp thời để doanh nghiệp có cơ sở theo dõi được các hoạt động kinh doanh và có chiến lược phù hợp.
  • Dịch vụ làm sổ sách kế toán theo quý: Dành cho các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp không có chứng từ, hóa đơn nhiều nhưng cần làm đúng và đầy đủ hồ sơ, sổ sách kế toán đúng quy định nhà nước.Ưu điểm tiết kiệm chi phí, sổ sách giấy tờ đầy đủ, rõ ràng, thực hiện đầy đủ các quy định nhà nước.
  • Dịch vụ làm sổ sách kế toán theo năm: Dành cho các doanh nghiệp không chỉ muốn có đội ngũ kế toán hỗ trợ làm sổ sách kế toán và đồng hành trong việc xử lý các vấn đề phát sinh, đại diện doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề với cơ quan nhà nước. Ưu điểm hỗ trợ doanh nghiệp toàn bộ mọi nghiệp vụ liên quan đến sổ sách kế toán và các vấn đề liên quan.
  • Dịch vụ làm sổ sách kế toán theo yêu cầu riêng: Dành cho các doanh nghiệp chỉ cần thực hiện các nghiệp vụ đang bị thiếu hoặc doanh nghiệp đang cần để đáp ứng nhu cầu và hoạt động của công ty để vừa đạt được mục tiêu trong công việc, vừa tiết kiệm chi phí.

3.2 Cam kết dịch vụ

 Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ khách hàng trong mọi dịch vụ, Tân Thành Thịnh cam kết:

  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan đến kế toán, thuế, pháp lý.
  • Hồ sơ, chứng từ chính xác, minh bạch và đúng pháp luật.
  • Chi phí hợp lý, không phát sinh thêm.
  • Thực hiện hồ sơ, sổ sách đúng thời gian quy định.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, ban ngành nhà nước.

Trên đây là bài viết về kế toán theo tiền lương, hi vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về các vấn đề trên hoặc đang tìm kiếm một công ty dịch vụ kế toán uy tín thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.

>> Các bạn xem thêm kế toán nhà hàng khách sạn

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com